Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Ve chó nâu

Ve chó nâu
Tên khoa học

Rhipicephalus sanguineus

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Ve chó nâu

Các chuyên gia PCS sẽ làm gì?
Chúng tôi được huấn luyện để kiểm soát sự xâm nhập của loài ve. Bắt đầu bằng việc khảo sát tình trạng xâm lấn, các chuyên gia của PCS sẽ xác định nguồn thu hút, từ đó lên phương án xử lý hiệu quả."

FAQs

Những câu hỏi thường gặp
về Ve chó nâu

Tại sao Ve Chó xâm lấn vào nhà/doanh nghiệp của tôi?

Ve chó ưa thích chọn chó, mèo để làm vật chủ kí sinh. Vì ẩn sâu dưới lớp lông của thú cưng, loài côn trùng này thường khó bị phát hiện từ sớm.

Ve Chó có hại như thế nào?

Sự xâm nhập
Không giống những loài ve khác, ve chó có thể sinh tồn trong cùng một không gian với chúng ta. Nhiệt độ ấm áp khiến loài côn trùng này sinh sản và gia tăng quần thể nhanh chóng.

Bệnh truyền nhiễm
Ve chó được biết đến là thủ phạm truyền nhiễm các căn bệnh ở động vật như E. canis, Babesiosis, RMSF.

Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Ve Chó?

Sẽ rất khó nhận ra sự xâm nhập của ve chó nếu bạn không thường xuyên vệ sinh hoặc kiểm tra lớp lông của thú cưng.

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Ve chó nâu

Ve chó nâu

Nhận diện

Ve đực có màu nâu đỏ, với cơ thể dài 0,31 cm trong khi ve cái sau khi hút đầy máu có thể dài đến 1,27 cm và có màu xám xanh.

Chế độ ăn

Bên cạnh việc kí sinh trên chó, loài ve này cũng có thể tấn công các loài thú cưng khác và cả con người để tồn tại.

Môi trường sống

Ve chó là loài ve đặc biệt với khả năng hoàn thành cả một vòng đời trong không gian sống của chúng ta. Bên cạnh việc kí sinh trực tiếp trên cơ thể vật chủ, ve chó cũng thường được tìm thấy ở nơi thú cưng hay ngủ.

Vòng đời

Ve chó cũng trải qua một vòng đời bao gồm ba giai đoạn: trứng, ấu trùng và ve trưởng thành. Ve chó sẽ thay đổi vật chủ theo mỗi giai đoạn của vòng đời, hoặc gắn bó với một vật chủ duy nhất nếu chúng không tìm được lựa chọn thay thế.
Không giống những loài ve khác, ve chó có thể đẻ trứng trên bất kì một bề mặt nào. Trung bình một cá thể ve cái có thể sản sinh ra từ 1000 đến 3000 quả trứng, tập trung ở những nơi như: chân tường, rèm cửa, đồ nội thất, thảm, cửa sổ hoặc cửa ra vào.
Ở trong điều kiện lý tưởng, cần 60 ngày để trứng phát triển thành cá thể trưởng thành và chúng có thể sống tới 200 ngày mà không cần máu từ vật chủ.