Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Rệp Giường

Rệp Giường
Tên khoa học

Cimex lectularius

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Rệp Giường

Rệp giường có thể sinh sôi rất nhanh chóng. Để loại bỏ rệp ra khỏi không gian của bạn, chúng tôi luôn bắt đầu bằng quá trình khảo sát thực tế tình trạng xâm lấn. Từ đó đưa ra các phương án giải quyết phù hợp nhất.

FAQs

Những câu hỏi thường gặp
về Rệp Giường

Dấu hiệu vết cắn của Rệp Giường?

Rệp sẽ hút máu chủ yếu ở những bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nệm như: cổ, tay, chân,...Vết cắn của chúng sẽ để lại những chấm đỏ li ti, có thể gây ngứa và sưng với một số người bị dị ứng với chất chống đông máu tiết ra từ loài côn trùng này.

Tại sao Rệp Giường xâm lấn vào nhà/doanh nghiệp của tôi?

Rệp bám chặt vào vật chủ và xâm nhập bằng sự lây lan từ người này sang người khác. Một số vật dụng có thể làm trung gian cho sự xâm nhập của rệp giường như: hành lý, ví tiền, túi xách và các vật dụng để gần giường ngủ.

Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Rệp Giường?

Rệp giường có cơ thể nhỏ dẹt nên khó bị phát hiện vào ban ngày. Chúng ẩn mình kĩ trong các lớp chăn ga, nệm giường, ghế, khăn tắm,...Tuy nhiên, có một cách khác để xác định ổ rệp nhờ vào những đốm phân li ti có màu nâu của chúng.

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Rệp Giường

Rệp Giường

Truyền nhiễm bệnh

Ngoài các vết cắn gây ngứa khó chịu ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, khoa học chưa ghi nhận trường hợp rệp giường có thể lây bệnh truyền nhiễm.

Dấu vết

Phân, lớp vỏ hay những đốm máu trên giường đều là những dấu hiệu cho thấy rệp đã xâm nhập vào không gian của bạn.

Vòng đời

Vòng đời của rệp kéo dài từ bốn đến sáu tháng và bao gồm ba giai đoạn: trứng, nhộng, rệp trưởng thành.