Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Rắn ráo

Rắn ráo
Tên khoa học

Ptyas korros

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Rắn ráo

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Rắn ráo

Rắn ráo

Đặc điểm hình thái:

Rắn ráo có chiều dài cơ thể khoảng 2m. Đầu rắn thuôn dài, phân biệt rõ với cổ. Mắt rất to, đường kính mắt bằng hoặc lớn hơn chiều dài từ lỗ mũi đến mắt. Đuôi dài, ít nhất chiếm 30% chiều dài toàn thân. Mặt lưng có màu xanh xám, ở phía sau cơ thể chuyển sang màu nâu nhạt với những vẩy thân có viền đen ngày càng rõ hơn. Ở phần trước của mặt bụng có màu vàng tươi, phần sau có màu trắng hay vàng nhạt. Cá thể cái có thân mảnh hơn, thân và đuôi ngắn hơn, đầu hẹp và mõm ngắn hơn, mắt nhỏ hơn, gốc đuôi thuôn dài và chóp đuôi tù.

Tập tính sinh học

Là loài rắn lành (không có nọc độc) sống trên cạn, song bò, leo cây và bơi lội tốt. Chúng ưa sống trong các bụi cây tre quanh làng, hay trong đồng ruộng, trong các bụi cây, bụi rậm gần nước, trong vườn cây gia đình. Nhiều trường hợp chúng đột nhập cả vào nhà dân, leo trên xà nhà để bắt chuột. 

Kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày, ở miền Nam có thể cả ban ngày lẫn ban đêm.  Thời kỳ sinh sản từ tháng 3 – 6 (thường vào tháng 5).

Giao phối tập thể, sau khi giao hoan, 4 cá thể đực cuốn lấy 2 cá thể cái làm thành một búi, sau 20 phút, cá thể đực phóng tinh, song vẫn ở trạng thái cuộn vào nhau, từ 2 đến 7 giờ. Cá thể cái mang trứng khoảng gần 80 ngày. Thường đẻ trứng vào tháng 7 (từ tháng 6 – 8). Mỗi lứa từ 2 – 6 trứng. Thời gian trứng nở 56 – 58 ngày. Rắn non mới nở dài trung bình 243mm, nặng trung bình 43g. Về mùa đông rắn trú đông trong hang chuột hoặc mối. Chúng lột xác trong mùa hoạt động từ tháng 3 – 11.

Phân bố ở hầu hết các tỉnh ở đồng bằng, trung du và miền núi từ Bắc vào Nam.