Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Rắn cạp nong

Rắn cạp nong
Tên khoa học

Bungarus fasciatus

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Rắn cạp nong

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Rắn cạp nong

Rắn cạp nong

Nhận diện

Đặc điểm nhận dạng rõ nhất là ở trên cơ thể của chúng chỉ có 2 màu đen và vàng, 2 màu này xen kẽ đều nhau, chính đặc điểm này đã khiến chúng có vẻ ngoài khá nổi bật.

Kích thước chiều dài cơ thể của loài rắn này thường có có thể dài khoảng trên 1m. Đầu của rắn cạp nong thường lớn và ngắn hơn so với những con rắn cùng chủng loại khác. Đuôi của loài rắn này cũng ngắn, có mút đuôi tròn. Rắn cạp nong thường ở giữa sống lưng có một gờ vát dọc xuống dưới bụng. Mắt của loài rắn này có màu đen, mặt của rắn cạp nong được cắt ngang giống hình tam giác, trên đầu có một vệt màu vàng giống hình mũi tên.

Môi trường sống

Hầu hết rắn cạp nong được phân bổ ở khắp nơi trên thế giới nhưng phần lớn chúng tập chung và sinh sống ở các tiểu vùng của Ấn Độ như: maharashtra, bihar, jharkhand, Madhya Pradesh, và ở các quần đảo của Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Indonesia và ở cả Việt Nam.

Hiện này loài rắn cạp nong này ít thấy xuất hiện ở những vùng đồng bằng và trung du miền núi của Việt Nam

 Hành vi

Rắn cạp nong thường không tấn công con người chỉ khi nó cảm thấy bị đe dọa tới tính mạng hoặc rơi vào chân tường thì chúng mới tấn công lại.

Rắn cạp nong thường lột xác quanh năm và chúng thường lột xác ở trong hang chứ không lột xác ở ngoài. Rắn cạp nong thường bơi rất giỏi và cũng giống với các loài rắn khác thì chúng hay bò theo ánh lửa. Chúng thường không đi săn mồi mà thường chờ còn mồi tới hoặc đi qua thì chúng mới cắn.

Loài rắn này ít hoạt động vào ban ngày và thường hoạt động vào ban đêm. Ban ngày chúng thường nằm yên ở trong hang hoặc cuộn tròn trong các bụi cỏ. Vì vậy mà những trường hợp bị rắn cạp nong cắn là thường vào đêm khi nạn nhân bắt gặp chúng.

Ở những vùng quê vào ban đêm loài rắn này thường bò vào nhà dân tìm những nơi trú ẩn không ráo.

Nọc độc

Theo các thống kê thì những trường hợp bị rắn cạp nong cắn chỉ sau khoảng 30 phút nếu không được điều trị kịp thời thì nạn nhân sẽ bị suy hô hấp và dẫn tới tử vong.

Những vết cắn của rắn cạp nong thường không đau và khiến cho nạn nhân không hề biết gì trong khi ngủ. Vì vậy mà tỷ lệ tử vong do rắn cạp nong cắn trong khi ngủ cực kỳ cao ở những vùng quê.

 

Sinh sản

Rắn cạp nong thường giao phối vào khoảng đầu tháng 1 và thánh 2 khi thời tiết bắt đầu ấm dần nên. Thường đến tầm từ tháng 5-6 thì các con rắn cạp nong cái bắt đầu để trứng, chúng đẻ khoảng từ 4 – 16 quả trứng.

Trong thời gian này thường rắn mẹ sẽ ở bên cạnh canh trứng và săn mồi. Sau khoảng 1 tháng sau thì trứng bắt đầu nở và con non sau khi nở có chiều dài cơ thể khoảng 30-35cm