Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Ong Vò Vẽ

Ong Vò Vẽ
Tên khoa học

Vespa affinis

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Ong Vò Vẽ

Các chuyên gia được huấn luyện của PCS sẽ tiến hành khảo sát tình hình thực tế, xác định vị trí tổ ong cũng như nguồn thu hút chúng. Sau đó, chúng tôi sẽ lên kế hoạch và lựa chọn phương án phù hợp để giải quyết hiệu quả sự xâm lấn của Ong Vò Vẽ.

FAQs

Những câu hỏi thường gặp
về Ong Vò Vẽ

Tại sao Ong Vò Vẽ xâm lấn vào nhà/doanh nghiệp của tôi?

Ong vò vẽ thường bị thu hút bởi mùi thức ăn, thường là thịt và các loại đồ ngọt còn sót lại từ các buổi tiệc ngoài sân vườn.

Ong Vò Vẽ có hại như thế nào?

Thông thường, ong vò vẽ không gây hại cho kết cấu của ngôi nhà. Tuy nhiên, đôi lúc ong vò vẽ cũng làm tổ trên gác xếp hoặc trên tường và chúng có thể làm thủng những lớp tường mỏng để xâm nhập vào không gian của bạn.
Nếu ong vò vẽ cảm nhận thấy mối đe dọa, chúng sẵn sàng tấn công kẻ thù bằng vết chích gây đau nhói của mình.

Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Ong Vò Vẽ?

Chúng ta thường nhận biết sự xâm nhập của ong vò vẽ thông qua sự xuất hiện của ong thợ và tổ ong.

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Ong Vò Vẽ

Ong Vò Vẽ

Nhận diện

Ong vò vẽ có cơ thể dài từ 10 đến 16 mm, sở hữu một chiếc eo thon mỏng và đôi cánh thuôn dài bằng thân có được gặp lại khi chúng nghỉ ngơi. Đa số cơ thể của chúng có màu đen và vàng, tuy nhiên đôi khi cũng xuất hiện vài cá thể có màu trắng và đen.

Chế độ ăn

Ong vò vẽ là loài côn trùng ăn phấn hoa. Đôi khi, chúng cũng ăn cả thịt, cá và các loại côn trùng khác.

Môi trường sống

Đa số loài ong vò vẽ không làm tổ trên cao. Tổ của chúng thường ở bên dưới mái hiên, các vết nứt trên tường hoặc các nhánh cây thấp.

Hành vi

Các tổ ong lớn có thể chứa đến 1000 ong thợ đều là ong cái vào mùa thu. Khi kết thúc mùa hè, những con ong đực sẽ xuất hiện và khi trưởng thành, chúng sẽ giao phối với con cái được chọn làm ong chúa của đàn ong.

Sinh sản

Ong chúa hình thành một tổ mới bằng việc hình thành một chiếc tổ tạm thời để bắt đầu đẻ trứng. Sau khi trứng nở, chúng sẽ được ong chúa cung cấp thức ăn đến khi trưởng thành. Ong trưởng thành bắt đầu rời khỏi tổ để tìm kiếm các loại thức ăn như côn trùng, sâu bướm, hoa quả,...

Một số loài Ong khác