Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS
Kiến Lửa Nhỏ

Kiến thức khoa học
về Kiến Lửa Nhỏ

Kiến Lửa Nhỏ
Tên khoa học

Wasmannia auropunctata

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Kiến Lửa Nhỏ

Bạn cần làm gì?
Bảo quản tốt nguồn thức ăn và vệ sinh không gian sống sẽ giúp bạn hạn chế được sự xâm nhập của kiến lửa.

Các chuyên gia PCS sẽ làm gì?
Vì mỗi công trình và thực trạng xâm lấn đều khác nhau, PCS sẽ luôn bắt đầu bằng việc khảo sát tình trạng thực tế, sau đó đưa ra các giải pháp phù hợp như: Phun hạ gục, Đánh bả,...và cung cấp các kiến thức cần thiết để loại bỏ và ngăn ngừa kiến lửa trở lại không gian của bạn.

FAQs

Những câu hỏi thường gặp
về Kiến Lửa Nhỏ

Tại sao Kiến Lửa xâm lấn vào nhà/doanh nghiệp của tôi?

Kiến lửa thích môi trường ấm áp, chúng ưa chuộng không gian nắng ấm ngoài trời. Kiến lửa làm tổ trên mặt đất có thể tạo thành các ụ đất có đường kính lên đến 61 cm, cao 18 cm, chứa vài trăm nghìn cá thể kiến thợ và ít nhất một kiến chúa.

Kiến lửa thường xâm nhập không gian của bạn thông qua cỏ cây và các loại thực vật quanh nhà. Vì số lượng một đàn kiến lửa thường đủ lớn để chúng có thể tách đàn liên tục nên việc kiểm soát kiến lửa thường gặp nhiều thách thức.

Kiến Lửa có hại như thế nào?

Khi tấn công, kiến lửa dùng hàm dưới để kẹp chặt con mồi, sau đó tiêm nọc độc vào nạn nhân qua ngòi của mình. Vết đốt của kiến lửa chứa nọc độc alkaloid gây đau rát, sưng đỏ, phồng rộp và thậm chí dẫn đến tử vong ở một số trường hợp. Khi bạn bị kiến lửa đốt, nếu có những dấu hiệu bất thường như đổ mồ hôi nhiều, chóng mặt, buồn nôn,...hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Kiến Lửa?

Dấu hiệu phổ biến nhất để phát hiện sự xâm nhập của kiến lửa chính là kiến thợ đi tìm thức ăn. Ngoài ra, các ụ đất được hình thành do tổ kiến cũng là một dấu hiệu không thể bỏ qua.

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Kiến Lửa Nhỏ

Kiến Lửa Nhỏ

Nhận diện
- Kích thước: Kiến lửa có kích thước nhỏ, kiến chúa có kích thước 4 mm trong khi con số này ở kiến thợ chỉ là 1,5 mm.
- Màu sắc: Kiến lửa có màu vàng nhạt hoặc đậm.
- Bản năng: Kiến lửa thường tồn tại trong môi trường khô hoặc mới ẩm, nơi rất ít sự xuất hiện các loài thiên địch của chúng.

Chế độ ăn
Kiến thợ thường di chuyển liên tục để tìm kiếm các nguồn thức ăn như: mật của các loài rệp, các loài thực phẩm giàu chất béo và dầu, protein từ động vật hoặc xác động vật.

Hành vi
Không như đa số các loài kiến khác, kiến lửa thợ di chuyển rất chậm chạp. Bên cạnh đó, nếu không bị đe dọa trực tiếp, chúng cũng ít có xu hướng tấn công như các loài kiến lửa khác.

Môi trường sống
Kiến lửa thường ưa thích sinh sống ở những nơi như: bên dưới các tán lá, nhà kính, nhánh cây, tường nhà, nhà kho, các vật dụng nội ngoại thất,...

Sinh sản
Kiến lửa nhỏ sinh sản vô tính lẫn hữu tính, với chức năng sinh sản vẫn thuộc về kiến chúa. Kiến lửa sẽ quyết định dời tổ khi kiến chúa và một đàn kiến thợ rời khỏi tổ và đi tìm một nơi cư ngụ mới.