Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Kiến Hôi

Kiến Hôi
Tên khoa học

Tapinoma sessile

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Kiến Hôi

Các chuyên gia tại PCS được đào tạo chuyên nghiệp để xử lý loài kiến hôi nói riêng côn trùng dịch hại nói chung. Vì mỗi công trình và tình trạng xâm lấn đều khác nhau, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và đưa ra một phương án hữu hiệu nhất theo nhu cầu của bạn.

Việc xua đuổi kiến hôi ra khỏi không gian của bạn là một quá trình liên tục. PCS sẽ áp dụng giải pháp bốn bước bao gồm: Khảo sát, Lên phương án, Xử lý, Ngăn ngừa quay lại.

FAQs

Những câu hỏi thường gặp
về Kiến Hôi

Tại sao Kiến Hôi xâm lấn vào nhà/doanh nghiệp của tôi?

Kiến hôi thường bị thu hút bởi các nguồn thức ăn, chủ yếu là đồ ngọt và thịt. Chúng sẽ làm tổ trong các khoảng trống trên tường nhà bếp hoặc sàn nhà, gần nơi ấm áp và có nguồn nước. Ngoài ra, chúng cũng xâm nhập từ bên ngoài vào qua các lối như cửa chính, cửa sổ,...

Kiến Hôi có hại như thế nào?

Được biết đến như loài kiến thường gặp nhất, kiến hôi không chỉ tiết ra mùi khó chịu khi bị nghiền nát, sự xâm nhập của chúng vào khu vực bếp ăn cũng gây ra tình trạng ô nhiễm thực phẩm. Nếu gia đình/doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề với kiến hôi, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia PCS vì tự xử lý chúng bằng các cách thông thường có thể gây ra tình trạng phân đàn và hành thình nhiều tổ kiến mới.

Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Kiến Hôi?

Trong đàn kiến, kiến thợ sẽ thường xuyên đi kiếm ăn với số lượng lớn và bạn có thể bắt gặp chúng dọc theo các đường nối giữa bờ tường với sàn nhà.

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Kiến Hôi

Kiến Hôi

Nhận diện
- Kích thước: Kiến hôi có kích thước nhỏ, thường đạt độ dài từ 2,4 đến 3,3 mm.
- Màu sắc: Kiến hôi có màu nâu đậm với một chấm nhỏ trên cơ thể.
- Cơ thể: Cơ thể của kiến hôi sẽ có hình dáng không tròn đều.

Chế độ ăn
Kiến hôi kiếm ăn cả ngày lẫn đêm. Chúng ưa thích mật tiết ra từ rệp và rệp sáp. Vào mùa thu, khi nguồn thức ăn này suy giảm, kiến hôi sẽ có xu hướng di chuyển vào trong nhà và tìm kiếm các loại thức ăn có vị ngọt, thịt, sữa và thậm chí là rau và trái cây.

Khi xuất hiện các mối đe dọa, kiến thợ sẽ di chuyển nhanh chóng theo một quỹ đạo bất thường trong nỗ lực bảo vệ trứng của đàn kiến.

Sinh sản và vòng đời
Như những loài kiến khác, kiến hôi sống theo đàn. Một quần thể lớn có thể chứa nhiều kiến chúa đảm nhiệm vai trò sinh sản ra đến 100000 kiến thợ.

Một tổ kiến mới có thể được hình thành theo hai cách. Vào những tháng mùa hè, cá thể kiến đực và cái có cánh bay ra khỏi tổ cũ, giao phối và hình thành nên một quần thể mới. Hoặc đơn giản hơn, chúng chỉ cần di cư khỏi tổ cũ và hình thành một "mái ấm" mới.

Quá trình phát triển của kiến hôi bao gồm bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và kiến trưởng thành. Thời gian của quá trình này bị tác động bởi nhiều yếu tố nhưng sẽ giao động từ 34 đến 83 ngày.