Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Chuột cống

Chuột cống
Tên khoa học

Rattus norvegicus

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Chuột cống

Bạn có thể làm gì?

Bảo quản cẩn thận thức ăn và các nguồn thu hút chuột. Không nên mở cửa sổ và cửa chính, đặc biệt vào ban đêm là khoảng thời gian loại gặm nhấm hoạt động mạnh nhất. Loại bỏ nguồn nước rò rỉ trong không gian của bạn.

Các chuyên gia PCS sẽ làm gì?

Mỗi trường hợp sẽ có đặc thù và nhu cầu riêng về việc diệt chuột. Để cam kết hiệu quả lâu dài và bền vững, PCS tích hợp nhiều giải pháp cá nhân hoá dựa trên nhu cầu khách hàng nhằm ngăn chặn mối nguy cơ tiềm ẩn, sự xuất hiện và phá hoại của chuột đối với các hoạt động kinh doanh.

Thông qua dịch vụ diệt chuột, PCS cam kết tiêu diệt tận gốc, ngay cả chuột ở trong hang. Đội ngũ diệt chuột cống của PCS được đào tạo bài bản với các phương pháp diệt chuột an toàn nhưng mang lại hiệu quả rất cao. 

PCS là sự lựa chọn tốt nhất giúp bạn kiểm soát chuột hiệu quả.

FAQs

Những câu hỏi thường gặp
về Chuột cống

Tại sao Chuột Cống xâm lấn vào nhà/doanh nghiệp của tôi?

Chuột cống sẽ gặm nhắm, đào bới để tạo ra những lối xâm nhập vào không gian của bạn. Các kiến trúc cũ, bảo trì kém có nguy cơ bị chuột xâm nhập cao hơn. Ngoài ra, chuột cũng ưa thích những khu vườn cỏ cao, bụi rậm.

Chuột Cống có hại như thế nào?

Bên cạnh việc gặm nhấm và phá hoại đồ đạc vật dụng. Chuột cống còn mang theo những vi khuẩn gây ra các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Chuột Cống?
  1. Mùi hôi: Chuột cống thường để lại mùi hôi khó chịu trong các khu vực mà chúng hoạt động. Đây có thể là mùi hôi của phân, nước tiểu, hoặc mùi hôi đặc trưng của chuột cống.

  2. Tổ: Chuột cống thường xây tổ bằng các vật liệu như giấy, rơm hoặc cỏ khô. Những tổ này thường được xây ở góc tối hoặc ở nơi có ít sự kiểm soát và quan sát.

  3. Dấu chân: Nếu có nhiều chuột cống hoạt động trong một khu vực, chúng sẽ để lại dấu chân trên bề mặt như đất, bùn, hoặc bề mặt bụi.

  4. Răng cắn: Chuột cống có răng sắc nhọn và thường gặm các vật liệu như gỗ, nhựa hoặc dây điện. Nếu có sự cắn hoặc gặm trên các vật liệu này thì có thể là do chuột cống.

  5. Đường mòn: Nếu có nhiều chuột cống hoạt động trong một khu vực, chúng có thể tạo ra các đường mòn trên đất hoặc bề mặt khác.

  6. Tiếng ồn: Chuột cống thường giao tiếp bằng các âm thanh như rít, kêu và rít. Nếu có tiếng ồn đến từ các khu vực không rõ nguồn gốc, có thể là do sự hoạt động của chuột cống.

  7. Sự xuất hiện của chính chúng: Nếu bạn thấy chuột cống chạy qua nhà hoặc khu vực của bạn, đó có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự xâm nhập của chúng.

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Chuột cống

Chuột cống

Nhận diện

Chuột cống có chiều dài cơ thể trung bình đạt 40 cm, trong khi đuôi của chúng có thể dài đến 21 cm. Chúng sở hữu cơ thể nặng gần 500 gr với lớp lông màu nâu hoặc xám nhạt.

Môi trường sống

Chuột cống chủ yếu hoạt động về đêm. Ban ngày, chúng sẽ không ra khỏi tổ trừ khi số lượng cá thể gia tăng đột biến hoặc chúng cảm nhận thấy sự đe dọa nào đó. Chuột cũng là loài sống bầy đàn, nhưng không giống hoàn toàn loài kiến, chuột ít kỷ luật hơn và thường có xu hướng lựa chọn làm ổ gần nguồn nước nhất có thể.

Vòng đời

Sau từ 2 đến 5 tháng chào đời, chuột có giao phối và sinh sản từ 3 đến 12 lứa mỗi năm với mỗi lứa từ 4 đến 22 cá thể. Chuột trưởng thành có thể sống một năm trong điều kiện tự nhiên.

Chế độ ăn

Chuột cống là loài ăn tạp, chúng có thể gặm nhấm mọi thứ nhưng một số loại thức ăn ưa thích của chúng có thể kể đến như: xác động vật chết, trái cây, ngũ cốc, thịt, các loại hạt,...