Kiểm soát côn trùng
Ngăn ngừa & Bảo vệ
Bách khoa côn trùng
Vì sao chọn PCS

Kiến thức khoa học
về Bọ Chét Mèo

Bọ Chét Mèo
Tên khoa học

Ctenocephalides felis

GIẢI PHÁP

Làm thế nào để loại bỏ Bọ Chét Mèo

Vì vòng đời của bọ chét mèo rất phức tạp, nếu thú cưng của bạn có dấu hiệu bị kí sinh, hãy liên hệ với các bác sĩ thú y hoặc những chuyên gia PCS. Các bác sĩ thú y sẽ tư vấn biện pháp loại bỏ bọ chét khỏi thú cưng của bạn, trong khi chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức và các giải pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của bọ chét. Tham khảo thêm: Dịch vụ diệt bọ chét chuyên nghiệp của PCS.

FAQs

Những câu hỏi thường gặp
về Bọ Chét Mèo

Tại sao Bọ Chét Mèo xâm lấn vào nhà/doanh nghiệp của tôi?

Con đường phổ biến nhất để bọ chét mèo xâm nhập vào không gian của bạn chính là bám vào thú cưng khi chúng lang thang qua những nơi kém vệ sinh. Ngoài ra, loài bọ này cũng có thể tồn tại và xâm nhập bằng con đường cống rãnh hoặc thông qua các loài gặm nhấm khác như chuột.

Bọ Chét Mèo có hại như thế nào?

Bọ Chét Mèo gây hại cho cả vật nuôi và gia chủ. Mặc dù chúng chỉ kí sinh và gây khó chịu cho thú cưng, tuy nhiên việc tiếp xúc với máu, vết thương hoặc phân của thú cưng cũng đem lại nguy cơ mắc những căn bệnh như: sốt phát ban, bệnh dại, sán dây, nhiễm khuẩn thứ cấp,...

Dấu hiện nhận biết sự xâm nhập của Bọ Chét Mèo?

Nếu bị kí sinh, thú cưng của bạn sẽ liên tục có những biểu hiện bất thường như biểu cảm khó chịu hoặc liên tục tự cào làn da. Ngoài ra, do kích thước khá to và cơ thể chuyển sang màu đỏ sẫm khi hút đầy máu, bọ chét mèo cũng có thể được quan sát thấy bằng mắt thường.

Tại sao nhà tôi bị bọ chét xâm nhập?

Sự phá hoại của bọ chét thường đến từ chó hoặc mèo cưng. Các loài gây hại bám vào con vật khi nó ở bên ngoài, sau đó phá hoại lông của nó và những nơi nó ngủ trong nhà. Việc phòng chống bọ chét cho cả nhà và sân có thể khó khăn. Nếu không có cách tiếp cận chủ động, bất kỳ chủ sở hữu vật nuôi nào cũng dễ bị lây nhiễm .

Tìm kiếm vật chủ cho máu

Bọ chét phụ thuộc vào máu từ vật chủ để tồn tại. Trong một số trường hợp, bọ chét có thể trở thành một vấn đề bên trong khi vật chủ mà chúng đã cho ăn trước đây không còn ở xung quanh. Sau đó bọ chét tập trung hoạt động kiếm ăn của chúng vào các vật chủ khác cư trú bên trong nhà. Một ví dụ về tình huống như vậy là khi một con chuột trong nhà và bị loại bỏ, bọ chét trước đây đã có trên chuột sau đó buộc phải di chuyển sang vật nuôi khác hoặc con người để hút máu.

CẨM NANG

Các đặc tính sinh học của Bọ Chét Mèo

Bọ Chét Mèo

Nhận diện

Bọ chét mèo có màu nâu sậm hoặc đen, dài khoảng 6,36 mm, chúng không có cánh nhưng bù lại có chi sau khỏe và một hàm răng được thiết kế để xé rách các mô thịt.

Chế độ ăn

Vật chủ ưa thích của bọ chét là chó và mèo, bên cạnh một vài loài vật khác như: cáo, chồn túi, gấu mèo, chồn hôi,...

Vòng đời

Vòng đời của bọ chét trải qua bốn giai đoạn chính: trứng, ấu trùng, nhộng và bọ trưởng thành.

Trứng
Trứng bọ chét như một hình bầu dục rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng 0,51 mm.

Ấu trùng
Giai đoạn ấu trừng sẽ bắt đầu sau 2 ngày từ khi trứng được đẻ và kéo dài khoảng 15 ngày trước khi ấu trùng phát triển thành nhộng. Ấu trùng bọ chét ưa thích những nơi tối và có độ ẩm cao, chúng rất sợ môi trường ấm áp và nguồn ánh nắng trực tiếp.

Nhộng
Trước khi phát triển thành cá thể trưởng thành, bọ chét được bảo vệ trong một giai đoạn gọi là nhộng. Khi nhộng cảm nhận được những thay đổi về nhiệt độ cơ thể cũng như lượng khí các-bon thải ra, chúng sẽ phá vỡ lớp vỏ, nhảy lên kí sinh ngay vào vật chủ và có thể hút máu sau tối thiểu 24 tiếng.

Bọ trưởng thành
Bọ trưởng thành là giai đoạn duy nhất loài này kí sinh trên vật chủ. Bọ cái sẽ hút đầy máu trước khi bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới.

Sinh sản

Ở điều kiện trong nhà, bọ chét có thể sinh sản quanh năm. Đối với điều kiện ngoài trời, chúng chỉ có thể sinh sản khi gặp nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

Một số loài Bọ chét khác